Tinh dầu thiên nhiên và sức khỏe
[tintuc]
Theo các tài liệu sử học chép lại rằng, Nữ hoàng Cleopatra chính là một trong những fan cuồng nhiệt của tinh dầu. Bà thường tắm trong nước thơm và xoa chúng lên người. Thậm chí bà còn cho tẩm dầu thơm lên các cánh buồm như để hương thơm thông báo sự xuất hiện của bà.Đến thời của Hippocrates (460-377 TCN), ông tổ ngành y này đã tìm ra đặc tính trị liệu như thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc kích thích của các tinh dầu thơm. Sau những khám phá này, tinh dầu trở thành sự lựa chọn ưu việt trong việc xoa bóp, vệ sinh và dưỡng thể.
Cũng như Cleopatra, các vị vua Ấn Độ ở phương Đông xa xôi cũng mê đắm những mùi hương huyễn hoặc đó. Họ thường xuyên trao đổi nô lệ, vàng và hàng hóa cho vua chúa Ai Cập để lấy những hỗn hợp tinh dầu thơm.
Cũng nhờ đặc tính sát khuẩn và chống mục rữa (đặc biệt là ở cây tuyết tùng và trầm hương), tinh dầu thơm và nhựa cây đã trở thành nguyên liệu lý tưởng cho việc ướp xác. Đến thế kỷ thứ 17, đặc tính kích thích tình dục của tinh dầu thơm được tìm thấy, và từ đó vị trí tinh dầu thơm được nâng lên một tầm cao mới trong sự săn đón của nhân loại.
Năm 1928, nhà hóa học người Pháp, René Maurixe Gasstefossé, đã mô tả những phương pháp chữa bệnh bằng chiết xuất từ hương thơm của thảo mộc. Sau đó công trình nghiên cứu của ông tiếp tục được bác sĩ Jean Valnet đảm nhiệm. Chính Jean Valnet đã tìm ra những đặc tính tái tạo và khử trùng của tinh dầu trong việc chữa trị thương tích cho binh lính trong Thế chiến thứ II.
Việc ứng dụng liệu pháp chữa trị bằng hương thơm cho chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe đã được Marguerite Maury “mở đường” trong quyển sách có sức ảnh hưởng lớn của cô. The Secret of life and Youth (Bí mật của cuộc sống và tuổi trẻ). Cô cũng là người phát triển phương pháp sử dụng tinh dầu trong massage.
Từ cuối thập niên 1970 và đầu 1980, việc sử dụng các loại tinh dầu và hương liệu đã trở thành một phần chính trong hệ thống y tế hiện đại. Ngày nay, nghệ thuật trị liệu bằng tinh dầu thơm đã phát triển vượt bậc trên khắp thế giới.
Được xem là dân tộc đầu tiên khám phá ra sự hiệu nghiệm kỳ lạ của loài thảo mộc, nhưng người Trung Quốc phải nghiêng mình thán phục người Ai Cập cổ đại khi dân tộc này biết cách khai thác và áp dụng triệt để các đặc tính thần diệu của tinh dầu thơm, điều mà những người Trung Quốc phi thường đã không làm được.
Sự mầu nhiệm của tinh dầu
Vào niên đại 1.500 trước công nguyên (TCN), người Ai Cập đã biết cách kết hợp 800 loài thảo mộc để tạo ra các loại tinh dầu khác nhau mà họ gọi là thần dược. Các loại thần dược làm bằng tinh dầu này có tỷ lệ thành công rất cao trong việc điều trị 81 bệnh khác nhau.Theo các tài liệu sử học chép lại rằng, Nữ hoàng Cleopatra chính là một trong những fan cuồng nhiệt của tinh dầu. Bà thường tắm trong nước thơm và xoa chúng lên người. Thậm chí bà còn cho tẩm dầu thơm lên các cánh buồm như để hương thơm thông báo sự xuất hiện của bà.Đến thời của Hippocrates (460-377 TCN), ông tổ ngành y này đã tìm ra đặc tính trị liệu như thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc kích thích của các tinh dầu thơm. Sau những khám phá này, tinh dầu trở thành sự lựa chọn ưu việt trong việc xoa bóp, vệ sinh và dưỡng thể.
Cũng như Cleopatra, các vị vua Ấn Độ ở phương Đông xa xôi cũng mê đắm những mùi hương huyễn hoặc đó. Họ thường xuyên trao đổi nô lệ, vàng và hàng hóa cho vua chúa Ai Cập để lấy những hỗn hợp tinh dầu thơm.
Cũng nhờ đặc tính sát khuẩn và chống mục rữa (đặc biệt là ở cây tuyết tùng và trầm hương), tinh dầu thơm và nhựa cây đã trở thành nguyên liệu lý tưởng cho việc ướp xác. Đến thế kỷ thứ 17, đặc tính kích thích tình dục của tinh dầu thơm được tìm thấy, và từ đó vị trí tinh dầu thơm được nâng lên một tầm cao mới trong sự săn đón của nhân loại.
Năm 1928, nhà hóa học người Pháp, René Maurixe Gasstefossé, đã mô tả những phương pháp chữa bệnh bằng chiết xuất từ hương thơm của thảo mộc. Sau đó công trình nghiên cứu của ông tiếp tục được bác sĩ Jean Valnet đảm nhiệm. Chính Jean Valnet đã tìm ra những đặc tính tái tạo và khử trùng của tinh dầu trong việc chữa trị thương tích cho binh lính trong Thế chiến thứ II.
Việc ứng dụng liệu pháp chữa trị bằng hương thơm cho chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe đã được Marguerite Maury “mở đường” trong quyển sách có sức ảnh hưởng lớn của cô. The Secret of life and Youth (Bí mật của cuộc sống và tuổi trẻ). Cô cũng là người phát triển phương pháp sử dụng tinh dầu trong massage.
Từ cuối thập niên 1970 và đầu 1980, việc sử dụng các loại tinh dầu và hương liệu đã trở thành một phần chính trong hệ thống y tế hiện đại. Ngày nay, nghệ thuật trị liệu bằng tinh dầu thơm đã phát triển vượt bậc trên khắp thế giới.
Tinh dầu được làm như thế nào?
- Tinh dầu nguyên chất: là loại tinh dầu được chiết xuất 100% từ thực vật, cây, hạt, hoa, cánh hoa, lá, thân, rễ, vỏ cây, hoặc thậm chí toàn bộ là thực vật… Có ba cách chiết xuất với loại này là: hệ thống hơi nước, H2 (hoa, lá, cành, củ, rễ… ) và ép lạnh (quả).
- Dầu nền (dầu dẫn): Người ta thường ép các hương hoa thảo mộc giống tinh dầu nguyên chất.
ble>Cách sử dụng tinh dầu
Tinh dầu tác động đến chúng ta qua hai con đường chính đó là:
Qua hô hấp: Các phần tử tinh dầu thông qua mũi gửi tín hiệu đến não bộ và các dây thần kinh, điều chỉnh hoạt động của cơ thể qua các dây thần kinh. Bạn có thể sử dụng các loại đèn thăng dầu: Đèn xông hương, đèn xông hương tạo ẩm , các sản phẩm sử dụng tinh dầu nguyên chất… cho phương pháp này.
Qua da: Bằng phương pháp masage hoặc xông hơi, các phần tử siêu nhỏ của tinh dầu sẽ dễ dàng thâm nhập và các lỗ chân lông rồi tiến sâu và các mao mạch ở lớp trung bì thông qua nang lông và tuyến mồ hôi rồi đi dần vào máu và hệ thống tuần hoàn, đến các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra tinh dầu còn giúp:
Giải độc cho da: gồm có tinh dầu chanh, bạc hà, khuynh diệp. Nhóm tinh dầu này có công dụng giải độc cho làn da, giúp loại bỏ những tế bào chết, độc tố cũng như chất bẩn tích tụ mang lại vẻ tươi sáng cho da, tinh thần phấn chấn và minh mẫn hơn.
Tái tạo cơ thể: gồm có tinh dầu hương thảo, thông và bạc hà. Nhóm tinh dầu này có công dụng gia tăng năng lượng cơ thể, giảm mệt mỏi, kích thích sự tuần hoàn của máu…
Giảm stress: gồm có tinh dầu hoa phong lữ, trà và oải hương. Nhóm tinh dầu này có công dụng thư giãn toàn thân, giảm căng thẳng, ngủ ngon, làm da mềm mại…
Xông hơi: Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào khoảng 1/4 lít nước nóng, dùng hơi nóng để xông mặt và hít thở đều 10-15 phút. Tác dụng se lỗ chân lông, giảm độ nhờn và kích thích tuần hoàn máu.
Đốt cho thơm phòng: có thể sử dụng một loại tinh dầu để đốt hoặc pha trộn nhiều loại tinh dầu khác nhau để đốt cho thơm phòng (như quế + cỏ gừng, oải hương + ylang ylang…). Có tác dụng giảm stress, giúp ngủ ngon…
Xông phòng: nhỏ 1 giọt tinh dầu vào góc phòng hoặc vào bát nước nóng rồi để trong phòng.
Lưu ý: Nên sử dụng tinh dầu theo từng đợt, một lần trong tuần, cách đêm hoặc một lần trong 15 ngày, với chu kỳ nghỉ từ 3-4 tuần trước khi dùng tiếp. Tuyệt đối không để tinh dầu rơi vào các mắt, và những vùng gần mắt. Không được uống, phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng tinh dầu…
5 loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến
1. Oải hương (Lavender): Tạo cảm giác thoải mái được sử dụng để điều trị bệnh khô da, đắp vết bỏng, nuôi dưỡng tóc chẻ, làm nới giãn sự co cơ, an thần, kháng viêm, chống đu nữa đầu…
2. Trầm hương (Sandawood): Mùi hương nhẹ, rất bền – chữa chứng khô da, dùng vào nước tắm có tác dụng sát trùng, đẹp da, đẹp tóc, chữa vết bỏng, chóng nhăn da.
3. Chanh (Lemon): Làm không khí tươi mát, tinh thần sảng khoái. Được dùng trong công nghệ chế biến nước hoa. Có tác dụng tẩy rửa sạch, dùng trong điều chế mỹ phẩm cho da nhờn. Có tính sát trùng làm se da. Đây là loại dầu có tính cảm quang (nhạy cảm với ánh sang) nên bạn không nên đi ra ngoài nắng trong khoảng 12 giờ sau khi thoa tinh dầu massage.
4. Trà xanh (Green Tea): Đây là một nguồn tinh dầu tự nhiên rất tốt, dùng để điều trị các loại nấm như: nấm âm đạo, nấm men, nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, nó còn có tác dụng trị ngứa, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
5. Bạc hà (Mentha Arvensis và Pepper mint): Sảng khoái tinh thần. Sát khuẩn đường hô hấp. Giảm đau đầu, say tàu xe, có tính làm se, lạnh rất tốt cho da đầu, làm săn cơ. Massage bằng tinh dầu bạc hà khiến chân đỡ mùi và không đổ mồ hôi. Không sử dụng khi mang thai.
Khánh An
Theo tạp chí Sống Khỏe
[/tintuc]
Nhận xét
Đăng nhận xét